Thứ Bảy, Tháng Ba 9, 2024
HomeTin tứcĐiều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016). Theo đó Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sẽ có một số thay đổi như sau:

 

Điều kiện kinh doanh mới

(Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm)

Điều kiện kinh doanh cũ

Quy định bị bãi bỏ

Điều 3. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Về nhân lực

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất (giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy hoặc quản đốc phân xưởng sản xuất) có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, lâm sinh;

b) Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật và có Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.

2. Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

a) Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m;

b) Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc giaTCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

3. Về thiết bị

a) Về thiết bị sản xuất

– Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;

– Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

b) Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm.

c) Về hệ thống xử lý chất thải

– Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

– Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;

– Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

4. Về hệ thống quản lý chất lượng

a) Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương;

b) Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.

Điều 4. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Về nhân lực

Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

2. Về địa điểm

Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

3. Về kho thuốc bảo vệ thực vật

a) Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ

– Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m;

– Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

b) Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

Mục 1. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 26. Chi tiết điều kiện về nhà xưởng

1. Địa điểm

a) Nhà xưởng được bố trí trong khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định của khu công nghiệp;

b) Nhà xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong khu công nghiệp phải được bố trí tại địa điểm đảm bảo:

Vị trí đặt nhà xưởng phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m; phải đảm bảo được các yêu cầu về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường và giao thông.

Nhà xưởng có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Hệ thống đường giao thông nội bộ được bố trí đảm bảo an toàn cho vận chuyển và phòng cháy chữa cháy.

2. Bố trí mặt bằng, kết cấu và bố trí kiến trúc công trình nhà xưởng

a) Khu nhà xưởng sản xuất và kho chứa phải tách rời nhau;

b) Mặt bằng nhà xưởng phải bố trí các hạng mục công trình hợp lý và có công năng rõ ràng;

c) Nhà xưởng

Nhà xưởng đạt tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604/2012: Xí nghiệp công nghiệp, nhà sản xuất – Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN: 2622/1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;

d) Vật liệu xây dựng nhà xưởng là vật liệu không bắt lửa, khó cháy; khung nhà được xây bằng gạch, làm bằng bê tông hoặc thép. Sàn được làm bằng vật liệu không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt, không có khe nứt và phải có các gờ hay lề bao quanh;

đ) Nhà xưởng phải có lối thoát hiểm, được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, sơ đồ và dễ thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

Điều 27. Chi tiết điều kiện về trang thiết bị

1. Thiết bị sản xuất

a) Có dây chuyền, công nghệ sản xuất phù hợp chủng loại và đảm bảo chất lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở sản xuất ra;

b) Thiết bị được bố trí, lắp đặt phù hợp với từng công đoạn sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn lao động theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2290-1978 Thiết bị sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn;

c) Thiết bị có hướng dẫn vận hành, được kiểm tra các thông số kỹ thuật, kiểm định theo quy định, được bảo trì bảo dưỡng, có quy trình vệ sinh công nghiệp;

d) Phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác được lắp đặt tại vị trí cần thiết, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải có bộ ngắt mạch khi rò điện, chống quá tải.

2. Phương tiện vận chuyển và bốc dỡ phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán thuốc bảo vệ thực vật vào môi trường. Có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển.

3. Các thiết bị, phương tiện an toàn

a) Trang bị và sử dụng bảo hộ lao động khi vào xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;

b) Có dụng cụ, thuốc y tế, thiết bị cấp cứu;

c) Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở, hệ thống phòng cháy, chữa cháy được lắp đặt tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm ở tình trạng sẵn sàng sử dụng tốt.

4. Hệ thống xử lý chất thải

a) Nhà xưởng có hệ thống xử lý khí thải. Khí thải của nhà xưởng phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

b) Nhà xưởng có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

c) Xử lý chất thải rắn tuân thủ các quy định tại Nghị định 59/2007/NĐ-CP. Có nơi thu gom chất thải rắn được che chắn cẩn thận, có dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

Điều 28. Hệ thống quản lý chất lượng

1. Trường hợp cơ sở sản xuất mới hoạt động phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, phải có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

2. Có quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ghi rõ các thông tin: tên thương phẩm, mã số quy trình, mục đích, định mức sản xuất (nguyên liệu, phụ gia, định lượng, lượng thành phẩm dự kiến, giới hạn), địa điểm, thiết bị, các bước tiến hành, kiểm tra chất lượng, nhập kho, bảo quản, bao bì, nhãn, các điểm lưu ý.

3. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được công nhận phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

4. Trường hợp không có phòng thử nghiệm quy định tại khoản 3 Điều này phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

5. Trường hợp cơ sở đã hoạt động, phải có hồ sơ lưu kết quả kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng, công bố hợp quy và hợp chuẩn theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Phải lưu mẫu kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng tối thiểu 03 tháng.

Điều 29. Chi tiết điều kiện về nhân lực

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học.

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành; người trực tiếp sản xuất; thủ kho phải được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật; kỹ thuật an toàn hóa chất.

Mục 2. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 32. Chi tiết điều kiện nhân lực

Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 33. Chi tiết điều kiện địa điểm

1. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.

2. Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 m2. Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.

3. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.

4. Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.

5. Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m; có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.

6. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.

Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.

Điều 34. Chi tiết điều kiện trang thiết bị

1. Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.

3. Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

4. Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.

5. Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.

Điều 26, 27, 28, 29, 32, 33, 34 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT

 

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO